Lịch sử Vườn_quốc_gia_Gran_Paradiso

Đầu thế kỷ 19, do việc săn bắn thể thao và nhu cầu về phần thân thể dê núi Alpes được cho là một phương thuốc chữa bệnh, nên loài dê núi Alpes này chỉ sống sót trong khu núi Gran Paradiso, khoảng 60 con.[5] Dê núi Alpes được săn lùng nhiều vì một phần thân thể của chúng được cho là có đặc tính chữa bệnh.[4] Ngoài ra, các tấm bùa cũng được làm bằng một xương nhỏ hình chữ thập trong tim của dê núi này, được cho là có thể chống được cái chết bất đắc kỳ tử.[3]

Do báo động về việc giảm sút dê núi Alpes, Victor Emmanuel, sau làm vua vương quốc Ý (1861–1946), đã tuyên bố lập khu này làm khu bảo tồn săn bắn hoàng gia năm 1856. Một đội lính gác có nhiệm vụ bảo vệ loài dê núi này. Các lối đi nhỏ dành cho dê núi - ngày nay vẫn còn - làm thành bộ phận của 724 km đường mòn trong vườn.[4]

Năm 1920, cháu của Victor Emmanuel II là vua Victor Emmanuel III tặng 21 km²[4] và vườn quốc gia được thành lập năm 1922.[2] Đây là vườn quốc gia thứ nhất của Ý.[6] Có khoảng 4.000 con dê núi Alpes trong vườn khi bắt đầu được bảo tồn.[7] Tuy nhiên, dù có vườn quốc gia, dê núi vẫn bị săn bắn trộm cho tới năm 1945, khi chỉ còn 419 con. Việc bảo vệ dê núi được tăng cường, và nay hầu như có 4.000 con trong vườn.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vườn_quốc_gia_Gran_Paradiso http://webarchive.loc.gov/all/20060828140253/http:... http://books.google.ie/books?id=3_IDLRL1CLwC http://books.google.ie/books?id=7W-DGRILSBoC&dq http://books.google.ie/books?id=FhxKsmQyHXUC http://books.google.ie/books?id=Fws4AAAAIAAJ&dq http://books.google.ie/books?id=FxmXNURjpJMC http://books.google.ie/books?id=bYJ303f2Z34C&dq http://books.google.ie/books?id=fl3dR_WiuKwC http://books.google.ie/books?id=guMWMVFhqzwC http://books.google.ie/books?id=icMuBQhW4vgC